Hiện nay các gia đình thường giao xe gắn máy cho con cái để sử dụng, nhưng là học sinh dưới 18 tuổi thì chưa được thi bằng lái xe máy để có thể đáp ứng được các quy định để được phép lái xe mô tô. Khi đó nếu người điều khiển phương tiện không có bằng lái xe gây tai nạn thì lúc đó sẽ chịu trách nhiệm gì? Và lỗi khi điều khiển phương tiện tham gia giao thông mà không có bằng lái xe gây tai nạn chết người thì chịu mức phạt như thế nào? Hôm nay chúng tôi xin giải đáp lỗi tham gia giao thông không có bằng lái gây tai nạn thị sẽ chịu trách nhiệm thế nào.
Mục lục
Lỗi không bằng lái xe gây tai nạn được hiểu thế nào
Lỗi không bằng lái xe gây tai nạn là một trong những lỗi nghiêm trọng nhất. Theo quy định của pháp luật, người nào điều khiển phương tiện giao thông đường bộ mà vi phạm quy định về an toàn giao thông đường bộ gây thiệt hại cho tính mạng hoặc gây thiệt hại nghiêm trọng cho sức khoẻ, tài sản của người khác, thì bị phạt tiền từ năm triệu đồng đến năm mươi triệu đồng, cải tạo không giam giữ đến ba năm hoặc phạt tù từ sáu tháng đến năm năm.
Bất kì người tham gia giao thông nào cũng cần ghi nhớ, Luật giao thông đường bộ năm 2008 đã quy định rất rõ về điều kiện của người lái xe tham gia giao thông, trong đó ngoài các yêu cầu bắt buộc về độ tuổi, sức khỏe thì pháp luật cũng nêu rõ điều kiện bắt buộc đối với người điều khiển phương tiện là: “ … có giấy phép lái xe phù hợp với loại xe được phép điều khiển do cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp”.
Ghi nhớ một cách ngắn gọn là : Người lái xe khi tham gia giao thông thì bắt buộc phải có giấy phép lái xe. Nếu người tham gia điều khiển phương tiện giao thông vi phạm lỗi không có giấy phép lái xe thì như thế nào? Pháp luật quy định rất cụ thể các biện pháp xử lý hành chính đối với hành vi này tùy vào việc không có bằng lái xe hay quên mang theo bằng lái xe. Bên cạnh đó, pháp luật cũng nghiêm trị hành vi điều khiển phương tiện giao thông khi không có bằng lái xe gây tai nạn.
Xử lý thế nào với lỗi không có bằng lái xe gây tai nạn
Thứ nhất, theo quy định của pháp luật, người nào điều khiển phương tiện giao thông đường bộ mà vi phạm quy định về an toàn giao thông đường bộ gây thiệt hại cho tính mạng hoặc gây thiệt hại nghiêm trọng cho sức khoẻ, tài sản của người khác, thì bị phạt tiền từ năm triệu đồng đến năm mươi triệu đồng, cải tạo không giam giữ đến ba năm hoặc phạt tù từ sáu tháng đến năm năm.
Người điều khiển phương tiện giao thông đường bộ là người điều khiển xe cơ giới (xe ô tô, máy kéo, xe mô tô hai bánh,…), xe thô sơ, xe máy chuyên dùng tham gia giao thông đường bộ.
Thứ hai, người phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ ba năm đến mười năm:
– Không có giấy phép hoặc bằng lái xe theo quy định.
– Trong khi say rượu hoặc say do dùng các chất kích thích mạnh khác.
– Gây tai nạn rồi bỏ chạy để trốn tránh trách nhiệm hoặc cố ý không cứu giúp người bị nạn.
– Không chấp hành hiệu lệnh của người đang làm nhiệm vụ điều khiển hoặc hướng dẫn giao thông.
– Gây hậu quả rất nghiêm trọng.
Thứ ba, phạm tội gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng thì bị phạt tù từ bảy năm đến mười lăm năm.
Thứ tư, vi phạm quy định về an toàn giao thông đường bộ mà có khả năng thực tế dẫn đến hậu quả đặc biệt nghiêm trọng nếu không được ngăn chặn kịp thời, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến một năm hoặc phạt tù từ ba tháng đến hai năm.
Các loại bằng lái xe được nhà nước ban hành
- Giấy phép lái xe hạng A1 cấp cho người lái xe mô tô hai bánh có dung tích xi-lanh từ 50 cm3 đến dưới 175 cm3; người khuyết tật điều khiển xe mô tô ba bánh dùng cho người khuyết tật.
- Giấy phép lái xe hạng A2 cấp cho người lái xe mô tô hai bánh có dung tích xi-lanh từ 175 cm3 trở lên và các loại xe quy định cho giấy phép lái xe hạng A1;
- Giấy phép lái xe hạng A3 cấp cho người lái xe mô tô ba bánh, các loại xe quy định cho giấy phép lái xe hạng A1 và các xe tương tự.
- Giấy phép lái xe hạng A4 cấp cho người lái máy kéo có trọng tải đến 1.000 kg;
- Giấy phép lái xe hạng B1 cấp cho người không hành nghề lái xe điều khiển xe ô tô chở người đến 9 chỗ ngồi; xe ô tô tải, máy kéo có trọng tải dưới 3.500 kg;
- Giấy phép lái xe hạng B2 cấp cho người hành nghề lái xe điều khiển xe ô tô chở người đến 9 chỗ ngồi; xe ô tô tải, máy kéo có trọng tải dưới 3.500 kg;
- Giấy phép lái xe hạng C cấp cho người lái xe ô tô tải, máy kéo có trọng tải từ 3.500 kg trở lên và các loại xe quy định cho các giấy phép lái xe hạng B1, B2;
- Giấy phép lái xe hạng D cấp cho người lái xe ô tô chở người từ 10 đến 30 chỗ ngồi và các loại xe quy định cho các giấy phép lái xe hạng B1, B2, C;
- Giấy phép lái xe hạng E cấp cho người lái xe ô tô chở người trên 30 chỗ ngồi và các loại xe quy định cho các giấy phép lái xe hạng B1, B2, C, D;
- Giấy phép lái xe hạng FB2, FD, FE cấp cho người lái xe đã có giấy phép lái xe hạng B2, D, E để lái các loại xe quy định cho các giấy phép lái xe hạng này khi kéo rơ moóc hoặc xe ô tô chở khách nối toa; hạng FC cấp cho người lái xe đã có giấy phép lái xe hạng C để lái các loại xe quy định cho hạng C khi kéo rơ moóc, đầu kéo kéo sơ mi rơ moóc.
Để có thể điều khiển xe máy thì các bạn nên đăng kí tham gia thi lấy bằng lái xe tại các trung tâm dạy lái xe gần nhà nhất. Tránh tình trạng không có bằng lái xe gây tai nạn cho người khác.
Từ khóa liên quan:
- không có bằng lái xe gây tai nạn
- không có bằng lái xe gây tai nạn chết người
- lỗi không có giấy phép lái xe